I. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM KIM LOẠI ĐỒNG

Đồng là một trong những kim loại được sử dụng rộng rãi nhất cả về mặt thương mại. Nguyên tố sáng bóng, có màu đỏ cam được cho là kim loại đầu tiên được con người sử dụng cách đây hàng nghìn năm.

Đồng mềm, dẻo và dễ uốn, đồng thời dẫn nhiệt và dẫn điện rất tốt. Tuy nhiên, không giống như vàng và bạc, đồng không được nhiều người coi là vật lưu trữ giá trị. Do đó, đồng ít bị ảnh hưởng bởi biến động giá đầu cơ. 

Nguồn cung đồng toàn cầu chủ yếu đến từ các mỏ dưới lòng đất và từ việc tái chế các sản phẩm đồng.

Khoáng sản đồng và quặng được tìm thấy trên khắp vỏ Trái Đất. 20 mỏ đồng lớn nhất thế giới sản xuất gần 9 triệu tấn kim loại quý mỗi năm, khoảng 40% tổng công suất mỏ đồng trên thế giới. Riêng Chile và Peru chiếm khoảng gần một nửa sản lượng đông khai thác trên thế giới.

Mỏ khai thác

Nước Chủ khai thác chính Năm bắt đầu khai thác Sản lượng (nghìn tấn)
Escondida Chile BHP  1990

1210

Collahuasi

Chile Anglo American/Glencore 1998 559
Grasberg Indonesia Freeport McMoRan 1990

557

Cerro Verde

Peru Freeport McMoRan 1976 476
EL Teniente Chile Codelco 1905

465

Morenci

USA Freeport McMoRan 1937 431
Antamina Peru BHP/Glencore 2001

430

Buenavista

Mexico Southern Copper 1899 414
KGHM Polska Miedź Poland KGHM 1968

385

Las Bambas

Peru MMG 2016

385

Quá trình khai thác

Các thợ mỏ khai thác đồng từ các mỏ quặng được tìm thấy trong các mỏ hầm lò hoặc hầm lò.

Có nhiều quặng đồng được tìm thấy trên khắp thế giới, khoảng 80% đồng được chiết xuất từ quặng Sunfua. Hiện tại, có hai phương pháp khai thác đồng trên thế giới, khai thác lọc và khai thác mỏ lộ thiên. Sau khi được khai thác, đồng được thu hồi bằng các kỹ thuật vật lý và hóa học. 

Tình hình trên thế giới

Nguồn cung đồng trên thế giới chủ yếu đến từ các nước có trữ lượng khai thác đồng lớn điển hình như Chile, Peru, Hoa Kỳ, Indonesia. Mặc dù có trữ lượng đồng rất lớn, tuy nhiên, một số nước chỉ xuất khẩu đồng thô và phải nhập khẩu các sản phẩm từ đồng để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Trung Quốc là một trong những nước nhập khẩu đồng lớn nhất thế giới. Đồng nhập khẩu vào Trung Quốc dưới hai hình thức nhập khẩu trực tiếp hoặc được lưu trữ trong các kho ngoại quan. Trung Quốc, Đức, Ấn Độ và Philippines thường nhập khẩu đồng chưa gia công từ các nước sau đó tinh luyện và sản xuất đồ gia dụng đồng.

Phân tích kỹ thuật Đồng

Có nên đầu tư vào mặt hàng Đồng khi tham gia thị trường hàng hóa?

Các yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch Đồng

Về nguồn cung

Đồng là kim loại dễ khai thác và chế biến. Vì chi phí khai thác mỏ kim loại khá lớn nên hầu như việc khai thác kim loại đều do các tập đoàn khai thác lớn trên thế giới thực hiện. Mặc dù chi phí sản xuất cao, tuy nhiên, các mỏ đồng vẫn chiếm khoảng 80% tổng sản lượng đồng tinh luyện hằng năm, 20% còn lại từ các nguồn phế liệu tái chế.

Sản lượng khai thác

Trong số 20 mỏ khai thác đồng lớn nhất thế giới thì hầu hết các mỏ khai thác chủ yếu tập trung ở Chile và Peru. Việc khai thác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức thuế suất, quy định khai thác của Chính phủ nước sở tại, kỹ thuật khai thác của chủ đầu tư. Ngoài ra, tình trạng khai thác đồng còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố không lường trước được như đình công của công nhân, động đất, thời tiết xấu.

Nhu cầu tiêu thụ

Kim loại đồng được sử dụng để chế tạo rất nhiều dụng cụ, từ thiết bị công nghiệp đến các đồ gia dụng. Đồ gia dụng bằng đồng được sử dụng và mua bán nhiều trên thế giới. Ngoài ra, vì đồng là kim loại dẫn nhiệt và điện hiệu quả nên kim loại này cũng được sử dụng trong các lĩnh vực lắp đặt, năng lượng, viễn thông.

Nhu cầu của thị trường nhà ở 

Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng tốt, nhu cầu nhà ở công nghiệp tăng cao, các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất. Đây là 1 yếu tố làm tăng nhu cầu tiêu thụ đồng trên thị trường từ đó ảnh hưởng đến giá đồng.

Giá các kim loại cơ bản thay thế

Giá đồng bị ảnh hưởng bởi giá các kim loại cơ bản thay thế đồng như nhôm, niken, chì và sắt. Vì khi giá các kim loại cơ bản thấp hơn so với giá đồng có thể dẫn đến việc sử dụng các kim loại đó để thay thế đồng nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất. 

Giá USD

Giá USD sẽ có mối quan hệ ngược chiều với giá các loại hàng hóa. Đồng cũng là hàng hóa bị ảnh hưởng bởi biến động của giá USD, khi giá USD tăng lên, giá đồng có xu hướng giảm.

Phân tích kỹ thuật Đồng

Giá dầu

Đồng không thế được sử dụng ở dạng thô, đồng sau khi khai thác sẽ được tinh chế để loại bỏ những vật liệu không mong muốn sau đó mới có thể sử dụng. Việc tinh luyện đồng là quá trình tốn rất nhiều năng lượng. Chi phí năng lượng chiếm khoảng 30% trong tổng chi phí khai thác và chế biến quặng. Khi giá dầu tăng, chi phí khai thác và chế biến quặng tăng dẫn đến giá đồng sẽ tăng theo.

Sự gián đoạn nguồn cung cấp đồng 

Các vấn đề chính trị, môi trường và lao động có thể có tác động lớn đến giá đồng. 

Nam Mỹ sản xuất một lượng đáng kể nguồn cung đồng nói chung, đặc biệt là ở Chile và Peru. Trong lịch sử, các quốc gia trong khu vực này đã đôi khi chọn các chính phủ đã quốc hữu hóa ngành khai thác, chẳng hạn như ở Bolivia vào năm 2007. Những sự kiện như vậy có thể làm gián đoạn nguồn cung và dẫn đến giá cả cao hơn. 

Các sự kiện như cuộc đình công của thợ mỏ cũng có thể gây ra gián đoạn nguồn cung và giá cao hơn. Cuối cùng, các sự kiện như động đất và lở đất có thể làm chậm sản lượng khai thác. 

Các nhà kinh doanh đồng nên chú ý đến các tin tức địa chính trị và các thảm họa thiên nhiên ảnh hưởng đến ngành khai thác.

Các yếu tố khác

Ngoài những yếu tố trên, giá hợp đồng còn chịu ảnh hưởng của những yếu tố khác như các thông tin về vĩ mô, chính sách của Chính phủ tại các nước khai thác đồng hay thời gian vận chuyển. Hiểu được những yếu tố tác động đến giá đồng sẽ giúp nhà đầu tư phân tích biến động giá hợp đồng tương lai đồng trên thị trường và đưa ra những chiến lược đầu tư hiệu quả.

Những lợi ích khi đầu tư Đồng tại thị trường giao dịch hàng hoá

Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh Đồng

– Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất Đồng trong điều kiện bất ổn về giá.

– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Đồng.

Đối với Nhà đầu tư

– Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Kim loại, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều.

– Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.

Như vậy, để việc đầu tư thực sự hiệu quả, trước khi quyết định đầu tư Đồng, các nhà đầu tư cần có sự chuẩn bị từ việc tìm hiểu kỹ về thị trường, giá cả, cách thức và nơi sản xuất mặt hàng Đồng. Không những vậy, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về dự báo giá Đồng trong tương lai, cách phân tích kỹ thuật thị trường Đồng hoặc có thể tham khảo kết quả phân tích đó từ các chuyên viên trong nghề có uy tín.

Nếu Quý nhà đầu tư quan tâm thị trường giao dịch hàng hóa và muốn đầu tư có hiệu quả thì có thể truy cập website giacatloicantho.vn hoặc cần hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 091.900.80.30 nhân viên sẵn sàng tư vấn 24/7.

II. CHI TIẾT HỢP ĐỒNG

1. THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH ĐỒNG (CPE)

Giao dịch tại sàn: COMEX ( New York – MỸ)
Đơn vị tiền tệ USD (1 USD ~ 23.3 VNĐ)
Đơn vị hợp đồng pound (1 pound ~ 0.45kg)
Độ lớn hợp đồng 25.000 pound ~ 11.250kg ~ 11.25 tấn
Bước giá tối thiểu 0.0005 USD/pound
Lời/lỗ trên 1 bước giá 12.5 $
Biên độ
dao động hàng ngày
10% giá thanh toán
Thời gian giao dịch Thứ 2 – Thứ 6
05:00 – 04:00 (ngày hôm sau)
Các tháng giao dịch 12 tháng liên tiếp
Ký quỹ tối thiểu ~ 168 triệu
Giá trị hợp đồng ~ 2.6 tỷ
VỐN AN TOÀN: 504 triệu, TỈ LỆ ĐÒN BẨY 1:6

2. TÌM HIỂU VỀ KIM LOẠI ĐỒNG

Đồng là một trong những kim loại được sử dụng rộng rãi trên Trái Đất, đồng có màu đỏ tươi, sáng bóng với tính chất mềm, dẻo và dễ uốn, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nên được sử dụng làm hệ thống dẫn điện, hệ thống ống nước, tấm hợp và máy móc trong công nghiệp.

Ứng dụng của đồng trong đời sống

  • Xây dựng công trình: Hệ thống dây điện, ống nước cho các công trình
  • Thiết bị vận chuyển: Thành phần quan trọng trong động cơ điện
  • Sản phẩm điện và điện tử
  • Các sản phẩm tiêu dùng: Dụng cụ nấu ăn, tay vịn và tay nắm cửa, nhạc cụ…
  • Máy móc và thiết bị công nghiệp

3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ ĐỒNG

  1. Nhu cầu tiêu thụ đồng
  2. Sự tăng trưởng kinh tế
  3. Giá các kim loại thay thế: Nhôm, Chì, Kiken và Sắt
  4. Đồng USD: Khi đồng USD tăng giá đồng giả và ngược lại
  5. Giá dầu thô: Chi phí năng lượng chiếm 30% tổng chi phí khai thác và chế biến đồng, khi giá dầu thô tăng => giá đồng tăng
  6. Các yếu tố khác: Các thông tin vĩ mô, chính sách của chính phủ tại các nước khai thác và vận chuyển đồng.

4. CÁC QUỐC GIA CÓ KHAI THÁC ĐỒNG LỚN NHẤT.

Chile, Peru, Trung Quốc, Hoa Kì, Châu Úc, Cộng hòa dân chủ Công gô, Zambia, Canada, Nga, Mexico

Ngày đăng ký giao nhận: 5 ngày làm việc trước ngày thông báo đầu tiên

Ngày thông báo đầu tiên: Ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng đáo hạn

Ngày giao dịch cuối cùng: Ngày trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn 2 ngày làm việc 

Phương thức thanh toán: Giao nhận vật chất

III. TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG

Tiêu chuẩn đo lường

Theo quy định của sản phẩm Đồng (Copper) giao dịch trên Sở giao dịch hàng hóa COMEX.

Phân loại cơ bản của hợp đồng đối với hợp đồng Đồng loại 1 sẽ là Đồng loại 1 dùng làm điện cực Ca-tốt (nguyên tấm hoặc đã cắt nhỏ) và phải phù hợp với đặc tả (yêu cầu về hóa lý) đối với Đồng dùng làm điện cực Ca-tốt mà được chấp nhận bởi Hiệp hội Kiểm tra và nguyên liệu Hoa Kỳ (B115-00), hoặc quá trình kiểm tra mới nhất.

IV. BẢNG PHÂN TÍCH KỸ THUẬT SẢN PHẨM KIM LOẠI ĐỒNG

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay