I. GIỚI THIỆU SẢN PHẨM CÀ PHÊ ROBUSTA
Cà phê Robusta thuộc Sở giao dịch Hàng hóa ICE EU là sản phẩm mới vừa được quyết định bổ sung vào danh mục hàng hóa giao dịch liên thông tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam vào ngày 04/05/2021. Dự kiến đây là sẽ là sản phẩm có tiềm năng lớn cho thị trường giao dịch hàng hóa Việt Nam.
Giới thiệu về mặt hàng cà phê Robusta
Cà phê Robusta còn được gọi là cà phê vối. Khoảng 39% các sản phẩm cà phê được sản xuất từ loại cà phê này.
Cây cafe Robusta hay Coffea canephora, thường được gọi là Robusta vì tính chất cứng của cây, lần đầu tiên được phát hiện ở Congo cũ của Bỉ vào những năm 1800. Nó được đưa vào Đông Nam Á vào năm 1900, sau khi bệnh lây nhiễm xóa sạch tất cả giống cà phê Arabica ở Ceylon vào năm 1869 và phá hủy hầu hết các đồn điền ở độ cao thấp ở Java vào năm 1876. Hiện tại Cây cafe Robusta chiếm khoảng 30% đến 40% sản lượng của thế giới. Nó được trồng ở Tây và Trung Phi, khắp Đông Nam Á, và ở các vùng của Nam Mỹ.
Cà phê Robusta được sản xuất như thế nào?
Cà phê robusta là loại cây nhỏ nhưng khá cứng cáp, nó có thể chịu được nhiệt độ cao (trên 30 độ C) và thậm chí vào thời điểm nắng gắt nhất ngày. Nó là giống cà phê thích giữ nước, và cần nhiều nước để có thể phát triển. Nó thích hợp phát triển ở độ cao trên 600m so với mực nước biển, và có khả năng chống côn trùng và vi khuẩn gây bệnh.
Cây cà phê vối 3-4 tuổi có thể bắt đầu thu hoạch. Cây cho hạt trong khoảng từ 20 đến 30 năm. Trong tự nhiên, nó có chiều cao khoảng 10 mét, nhưng khi được trồng để thu hoạch thì người ta phải cắt tỉa bớt để tiện cho việc thu hoạch dễ dàng. Hoa cà phê có màu trắng tự nhiên và hương hoa gợi như hoa nhài. Quả cây cà phê Robusta chuyển sang màu đỏ đậm khi chín và mất khoảng 6-8 tháng để quả cà phê đạt đến mức đó. Quả trên cây cà phê Robusta không chín đều cùng lúc, và trong một nhánh quả cà phê thì sẽ có những quả chín và quả xanh xen kẽ nhau. Thường sẽ có 2 hạt cà phê Robusta bên trong một quả mọng cherry.
Các nhà sản xuất cà phê Robusta lớn
Nước xuất khẩu cà phê vối lớn nhất thế giới đó là Việt Nam (chiếm khoảng 14% thị phần toàn cầu).
Các nước xuất khẩu quan trọng khác gồm Brasil, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia, Uganda, Côte d’Ivoire.
Mức ký quỹ của sản phẩm cà phê Robusta trong thị trường giao dịch hàng hóa
Cà phê Robusta thuộc Sở giao dịch Hàng hóa ICE EU là sản phẩm mới vừa được quyết định bổ sung vào danh mục hàng hóa giao dịch liên thông tại Sở giao dịch Hàng hóa Việt Nam vào ngày 04/05/2021.
- Cà phê Robusta (LRC) thuộc nhóm hàng hóa Nguyên liệu Công nghiệp được Sở giao dịch nước ngoài ICE EU liên thông với mức giá ký quỹ ban đầu là 967 USD/tấn với độ lớn hợp đồng là 10 tấn/lot kèm bước giá là 1 USD/tấn.
- Thời gian giao dịch từ thứ 2 – thứ 6: 15h00 – 23h30.
- Tháng đáo hạn là tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11 với số tháng được niêm yết là 10 tháng.
- Ngày đăng ký giao nhận từ ngày thứ 5 trước ngày thông báo đầu tiên.
- Ngày thông báo đầu tiên là ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc đầu tiên của tháng đáo hạn.
- Ngày giao dịch cuối cùng tính từ ngày làm việc thứ 4 trước ngày làm việc cuối cùng của tháng đáo hạn vào lúc 19h30.
- Giới hạn vị thế và biên độ giá dựa vào quy định của MXV.
- Phương thức thanh toán là giao nhận vật chất.
Có nên đầu tư mặt hàng cà phê Robusta khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa?
Đối với các đối tượng sản xuất và kinh doanh Cà phê Robusta
– Giảm thiểu rủi ro cho nông dân và doanh nghiệp sản xuất Cà phê Robusta trong điều kiện bất ổn về giá.
– Đảm bảo hơn về đầu ra cho Cà phê Robusta.
Đối với Nhà đầu tư
– Có thể chọn tỷ lệ đòn bẩy phù hợp với rủi ro và mở vị thế giao dịch trên một khoảng ký quỹ ban đầu nhỏ hơn với giá trị hợp đồng. Với đầu tư Cà phê Robusta, bạn không cần bỏ ra một số vốn quá nhiều .
– Giúp nhà đầu tư đa dạng hóa danh mục đầu tư để hạn chế rủi ro.
Việt Nam dẫn đầu thế giới về sản lượng cà phê Robusta nhưng giá bán chỉ khoảng 65% – 85% giá xuất khẩu các nước khác. Do phần lớn các doanh nghiệp sản xuất cà phê Robusta chỉ mới định hướng ngắn hạn trong việc kinh doanh: buôn bán để kiếm lợi nhuận theo mùa vụ, bán đồng loạt với số lượng lớn ngay đầu mùa vụ.
Khi tham gia vào thị trường giao dịch hàng hóa, Robusta sẽ ổn định hơn về giá cả, giảm rủi ro thương mại và giúp người nông dân lẫn chủ doanh nghiệp tránh được tình trạng “được mùa mất giá, được giá mất mùa”.
Trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, Ngành nuôi sản xuất và kinh doanh Cà phê Robusta bị ảnh hưởng không nhỏ. Do vậy, cần chủ động có những giải pháp để giúp Ngành này thích ứng với tình hình thực tế. Tham gia Thị trường Giao dịch hàng hóa tại Gia Cát Lợi là một cách vô vùng hữu hiệu nhằm giúp nông dân và doanh nghiệp yên tâm sản xuất, khai thác tối đa nguồn lợi từ Cà phê Robusta mang lại bởi được bảo hiểm về giá và vấn đề đầu ra. Không chỉ vậy, đầu tư Cà phê Robusta tại Thị trường này giúp người tham gia “hái” ra tiền trong thời buổi kinh tế khó khăn do dịch bệnh như hiện tại.
Nếu Quý nhà đầu tư quan tâm thị trường giao dịch hàng hóa và muốn đầu tư có hiệu quả thì có thể truy cập website giacatloicantho.vn hoặc cần hỗ trợ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline: 091.900.80.30 nhân viên sẵn sàng tư vấn 24/7.
II. CHI TIẾT HỢP ĐỒNG
1.THÔNG SỐ CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH CÀ PHÊ ROBUSTA (LCR)
Giao dịch tại sàn: ICE EU | |
Đơn vị tiền tệ | USD (1 USD ~ 23.3 VNĐ) |
Đơn vị hợp đồng | pound (1 pound ~ 0.45kg) |
Độ lớn hợp đồng | 10 tấn / lot |
Bước giá tối thiểu | 1 USD / tấn |
Lời/lỗ trên 1 bước giá | 10 $ |
Biên độ dao động hàng ngày |
|
Thời gian giao dịch | Thứ 2 – Thứ 6 |
15:00 – 23:30 (ngày hôm sau) |
|
Các tháng giao dịch | 1, 3 5,7, 9, 11, với tổng số tháng được niêm yết là 10 |
Ký quỹ tối thiểu | ~ 54 triệu |
Giá trị hợp đồng | ~ 490 triệu |
VỐN AN TOÀN: 162 triệu, TỈ LỆ ĐÒN BẨY 1:11 |
2. TÌM HIỂU VỀ CÀ PHÊ
Cà phê là loại hàng được giao dịch nhiều thứ 2 trên thế giới, gồm 2 loại chính là cà phê Robusta và Arabica
Cà phê Robusta được trồng chủ yếu ở Châu Phi và Châu Á, nhiều nhất ở Việt Nam và Indonesia, có chất lượng kém hơn cà phê Arabica, giao dịch tại sàn ICE EU (London – Anh)
Cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê Vối, loại cà phê được dùng làm nguyên liệu chủ yếu cho cà phê ở Việt Nam, chiếm 90% diện tích trồng cà phê ở Việt Nam, chủ yếu là vùng Tây Nguyên và Buôn Mê Thuột
Việt Nam là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới
3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CÀ PHÊ
- Cán cân cung cầu:
- Tình hình xuất khẩu cà phê ở các nước Brazil, Columbia, Việt Nam và Indonesia, nếu xuất khẩu tăng => giá cà phê giảm và ngược lại
- Báo cáo tồn khi của sàn ICE US và ICE EU
- Tình hình thời giết, mùa vụ sản xuất: Bao gồm các yếu tốt như thay đổi nhiệt độ, sương giá, mưa đá, mưa bão, các hiện tượng EI Nino, La Nina, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh chất lượng phân bón, quy trình sản xuất, biểu tình của người nông dân,… Nếu các yếu tốt trên thuận lợi => giá cà phê giảm và ngược lại.
- Các yếu tố kinh tế vĩ mo như lạm phát, giảm phả: Thị trường giảm phát => cà phê giảm thị trường lạm phát => giá cà phê tăng.
- Chính sách và động tháo can thiệp của chính phủ
- Giao dịch mua bán cà phê của các định chế tài chính
- Báo cáo của các tổ chức lớn như: Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO), Bộ nông nghiêp Mỹ (USDA), Công ty Volcafe, Rabobank, công ty cung ứng nguồn cung quốc gia Brazil (Conab)…
- Các yếu tốt khác như: Biến cố chính trị, chiến trang, những sự kiện lớn trên thế giới như WorlCup… khảo sát dự báo sản lượng cà phê và triển vộng giá cà phê của các hãng tin như Reuters, Bloomberg…
4. CÁC QUỐC GIA SẢN XUẤT CÀ PHÊ NHIỀU NHẤT
Brazil (37,1%), Việt Nam (17,4%), Columbia (8,2%), Indonesa (6,1%) => Chiếm 68,8% sản lượng toàn thế giới
5. CÁC QUỐC GIA NHẬP KHẨU CÀ PHÊ NHIỀU NHẤT
Châu Âu, Hoa Kì, Nhật Bản, Philippines
III. TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
Theo quy định của sản phẩm cà phê Robusta trên Sở giao dịch hàng hóa ICE US.
Cà phê Robusta được chấp nhận là cà phê Robusta loại 1, loại 2, loại 3 đáp ứng được tiêu chuẩn giao nhận của sơ giao dịch hàng hóa ICE US. Phân loại cà phê Robusta được đối chiếu với phương pháp phân loại cà phê của SCAA (Specialty Coffee Association of American) như dưới đây:
Ba trăm gram hạt cà phê đã được sử dụng để làm mẫu thử với các lỗ sàng kích cỡ 14, 15,16, 17, và 18. Các hạt cà phê được giữ lại trên lỗ sàng sẽ được cân đo khối lượng và tính toán tỷ lệ phần trăm còn giữ lại được sau khi qua lỗ sàng:
- Cà phê loại (1): Các hạt cà phê nhân không có hơn 5 khiếm khuyết trên 300 gram cà phê. Không có lỗi cơ bản đối với nhân cà phê. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàng sử dụng. Cà phê đặc biệt có ít nhất một đặc tính phân biệt trong hạt, hương vị, mùi thơm hoặc độ chua. Không có hạt lỗi, hạt thôi và nhân non. Độ ẩm từ 9-13%.
- Cà phê loại (2): có không quá 8 khiếm khuyết hoàn toàn trong 300 gram. Lỗi cơ bản đối với nhân cà phê là được phép. Tối đa 5% khối lượng nằm trên lỗ sàn sử dụng. Phải có ít nhất một đặc tính phân biệt trong nhân như hương vị, mùi thơm, hoặc vị chua. Không được có hạt lỗi và chỉ có thể chứa 3 nhân non. Hàm lượng ẩm từ từ 9 đến 13%.
- Cà phê loại (3): có không quá quá 9 – 23 khuyết tật đầy đủ trong 300 gram. Nó phải đạt được 50% trọng lượng trên lỗ sàn kích cỡ 15 với không quá 5% trọng lượng trên lỗ sàn kích cỡ dưới 14. Tối đa có 5nhân non cà phê. Độ ẩm đạt từ 9-13%.
- Cà phê loại (4): 24-86 nhân lỗi trong 300 gram.
- Cà phê loại (5): Hơn 86 khiếm khuyết trong 300 gram.