1. Tiềm năng xuất khẩu cà phê Robusta tại Việt Nam

Robusta chiếm khoảng 97% sản lượng cà phê của Việt Nam và chiếm gần một nửa tổng nguồn cung cà phê của thế giới. Hầu hết cà phê Việt Nam là Robusta, được biết đến là loại dễ trồng và chống lại các dịch bệnh và sâu bệnh, đảm bảo những vụ mùa ổn định. 

Do cà phê Robusta được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên Việt Nam với năng suất cao nên giá của các sản phẩm dòng cà phê này rẻ hơn so với Arabica hay cà phê chồn.Tuy nhiên, không phải vì giá rẻ hơn mà chất lượng cà phê Robusta kém, mỗi dòng cà phê đều có mùi vị, đặc trưng riêng phù hợp với sở thích từng người. Hạt Robusta dùng để sản xuất cà phê vị nặng, hơi đắng trái ngược với loại hạt Arabica đắt đỏ của Brazil, thường tạo ra cà phê vị ngọt và nhẹ hơn.

2. Nhu cầu sử dụng mặt hàng Robusta

Loại cà phê Robusta, vốn được định giá thấp hơn so với Arabica, đang trở nên đắt khách tại tất cả các thị trường.

Giá hạt cà phê Robusta đã tăng 13% trong năm qua do nhu cầu thế giới tăng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi nơi người tiêu dùng khác để ý đến giá như Nga và Brazil.

Nhu cầu sử dụng Robusta tại Châu Á Các nhà phân tích và kinh doanh cà phê thế giới cho biết, người tiêu dùng ở các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt tại châu Á, đang điều khiển tăng trưởng nhu cầu Robusta thế giới – thường được sử dụng sản xuất các loại cà phê hoà tan, trong khi nhu cầu Arabica – được pha chế trong sản xuất các sản phẩm cà phê chất lượng cao hơn – ở nhóm các nền kinh tế phát triển lại sụt giảm.

Carlos Mera của Rabobank – chuyên gia phân tích hàng hoá cho rằng: “Chúng tôi dự đoán nhu cầu Robusta sẽ tăng nhanh hơn so với Arabica, bởi tiêu dùng cà phê ở các thị trường đang nổi tăng trưởng nhanh hơn nhiều so với các nước phát triển”.

Nhu cầu sử dụng Robusta tại Châu Âu có mức tiêu dùng cà phê trên đầu người lớn nhất thế giới, lên đến khoảng 5kg/người/năm. Tuy nhiên, mức tiêu dùng cà phê trên đầu người tại các nước rất khác nhau. Tiêu dùng cà phê tăng trưởng ổn định tại một số thị trường Trung và Đông Âu, như Ba Lan. Tại Ba Lan, tăng trưởng tiêu dùng cà phê lên tới 80% trong 10 năm qua. Các thị trường Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy và Iceland có mức tiêu dùng cà phê trên đầu người cao nhất, hơn 8kg/người/năm.

Đây là các thị trường ổn định, nơi tiêu dùng cà phê trung bình trên đầu người sẽ không biến động mạnh. Lựa chọn loại cà phê chất lượng cao và tăng trưởng tiêu dùng ngoài hộ gia đình cho thấy những thay đổi trong thói quen uống cà phê tại các thị trường này.

3. Sản phẩm tiềm năng trong việc đa dạng danh mục đầu tư

Cà Phê Robusta

Nhà Đầu tư có thể lựa chọn đầu tư nhiều danh mục sản phẩm thuộc 4 nhóm hàng khác nhau, nên nhớ “không nên bỏ trứng vào một giỏ” và cà phê Robusta là một sản phẩm hấp dẫn để bạn lựa chọn đầu tư. Hay thậm chí bạn đang đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay thị trường chứng khoán thì bạn vẫn có thể tách một phần vốn của mình sang thị trường giao dịch hàng hóa và mặt hàng đầu tư là cà phê Robusta. Hơn nữa, vốn để sở hữu mặt hàng này chỉ từ 30 triệu VNĐ.

Vì lẽ trên mà giá trị cà phê Robusta hứa hẹn sẽ được nâng cao.

Hiện nay, khách hàng Công ty Cổ phần Giao dịch Hàng hóa Gia Cát Lợi đã có thể giao dịch mặt hàng cà phê Robusta. 

Nguồn: https://dautuhanghoa.vn/ca-phe-robusta-san-pham-tiem-nang-tren-thi-truong-giao-dich-hang-hoa-viet-nam/

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay